Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

HẠT MUỐI VÀ TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG

Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, và những khó khăn đó giống như thìa muối này, nhưng mỗi người lại hoà tan nó theo một cách khác nhau.
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế việc học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.
Một lần khi chàng ta than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử.
- Cốc nước mặn chát thầy ạ - chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước. Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.
Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói:
"Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, và những khó khăn đó giống như thìa muối này, nhưng mỗi người lại hoà tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cả". 

( Hình ảnh một Thiếu Sinh trong Liên Đoàn Nguyễn Trường Tộ-Huế.Em đang mang căn bệnh hiễm nghèo là "não úng thủy" một bệnh không có cách chữa trị và hầu hết các em đều không qua khỏi tuổi trưởng thành.Thế nhưng nét hào hùng,cương nghị luôn hiện hiện trên gương mặt em.Thật là đáng khâm phục )

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

BÀI HỌC TỪ CHAI NƯỚC UỐNG DỞ CỦA NGƯỜI NHẬT

Câu chuyện này được khơi gợi từ 1 buổi hội thảo tăng cường quan hệ đối tác giữa 1 số doanh nghiệp Nhật Bản và 1 số cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam.
Khi các đại biểu chào nhau ra về, người viết nhận ra, trên bàn của những người Nhật không còn chai nước suối nào cả; trong khi bàn đối tác Việt Nam vẫn đầy các chai nước, có chai chỉ mới mở nắp. 
Một cán bộ phiên dịch cũng nhìn cảnh đó và cười: “Người Nhật sẽ mang theo chai nước uống dở của họ, vì họ sẽ tự buộc mình phải uống cạn chai nước ấy”.
Không phung phí chi tiết nào
Sự việc khiến người viết nhớ lại những lần làm việc với ông Nguyễn Văn Phu, Phó giám đốc công ty Daiwa (Đà Nẵng), khi đứng lên là ông “nhờ” mang theo chai nước uống dở trên bàn về. “Quy định của công ty mình là thế, bạn thông cảm, các chai nước không được vứt bỏ dở dang. Nếu mình uống không hết thì mang theo uống tiếp, còn hơn là bỏ đó rồi phải đổ đi, rất lãng phí”.
Thói quen tập được đó của 1 người Việt đã lâu năm làm chung với người Nhật đủ cho thấy, tập quán sinh hoạt của người Nhật thật sự chỉn chu và tuân thủ đủ những “quy định” nhỏ nhoi nhất, và lâu dần biến thành nếp sống, thói quen tốt. Cũng không chỉ với chai nước lọc, mà bất cứ thực phẩm, đồ dùng nào, người Nhật cũng nghiêm túc sử dụng, không để xảy ra sự phung phí nào.
Không ít người Việt khi cọ xát với những điều này, đã phải “bực mình” thốt lên, hầu như bất cứ cái gì sử dụng được, người Nhật đều tận dụng tối đa; còn cái gì vứt đi của họ, cũng được chắt lọc rất kỹ lưỡng. Họ chỉ ăn vừa đủ miệng ăn, uống vừa đủ mức uống, có thể nói là tằn tiện chi ly đến đáng ngạc nhiên. 
“Họ nấu nướng rất kỹ lưỡng, pha chế đồ ăn tỉ mỉ mà lại chỉ làm rất ít, chỉ vừa đủ để ăn uống thôi, không dư thừa. Rau thì rửa kỹ như chà từng cọng, mỗi loại rau rửa 1 cách. Thịt cá thì xử lý từng gram cụ thể, chi tiết như đo vàng”. Nhận xét này của 1 doanh nhân Việt từng sống nhiều năm ở Nhật được đưa ra nhằm chứng minh: người Nhật là “tằn tiện’ nhất thế giới !
Hãy tập hành xử tiết kiệm
Quay lại với chai nước lọc, 1 nhân viên khách sạn vốn đầu tư của người Nhật tại Hà Nội từng phân tích, thật sự thói quen tiết kiệm như vậy đã giúp ích rất nhiều cho người Nhật.
Cứ tính kỹ mỗi chai nước chứa 1/2 lít nước, nếu sau 1 buổi họp phải đổ đi 20 – 30 chai nước bởi chẳng ai uống thừa lượng nước còn lại trong 1 chai nước mở nắp cả, rõ ràng là việc hao phí tài nguyên nước đáng suy nghĩ.
Hầu như chẳng bao nhiêu người Việt chú ý điều đó, nên gần như nạn lãng phí nước uống này ở các cơ quan, đơn vị Việt Nam là rất phổ biến.
Trong khi đó, do “tằn tiện”, người Nhật chỉ bỏ chai nước khi đã uống hết, họ đã thường xuyên tiết kiệm được 1 lượng rất lớn nước lọc tinh khiết, trong sinh hoạt và chi phí hàng ngày.
Một chai nước tiết kiệm như vậy, mỗi cân thực phẩm được tiết kiệm như vậy, tính ra đã giảm thiểu hao phí xã hội rất lớn, phải chăng khiến nước Nhật thêm 1 lý do để ngày càng phú cường ?
Hơn nữa, với thói quen tiết kiệm, chi tiêu đúng mực, hành xử tinh tế như vậy, người Nhật còn xây dựng được thái độ giao tiếp chừng mực, bặt thiệp nghiêm túc cho mình.
Từ những chi tiết nhỏ giữa đời thường đến kỹ năng sáng tạo với công việc, khéo tận dụng mọi chi tiết tưởng chừng nhỏ nhất, người Nhật mới có thể sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ, trí tuệ cực kỳ tinh xảo mà chất lượng lại ở đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Cho nên, muốn có được sự thành công xuất sắc của người Nhật, phải chăng cá nhân mỗi người Việt, hãy nên xem xét lại chính thói quen tiêu dùng lãng phí của mình. Hãy uống cạn chai nước của bạn, đó là lựa chọn khởi đầu tốt nhất !
Theo BIZLIVE

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

EM VÀO HƯỚNG ĐẠO...

Gia nhập phong trào Hướng Đạo không đơn giản là chỉ để vui chơi,ca hát.Không đến để được khoác lên bộ đồng phục đầy màu sắc,học những kỷ năng cho giỏi nhằm xoay sở trong những chuyến đi dã ngoại.
Người đoàn sinh Hướng Đạo còn phải là một cánh tay đắc lực của xã hội trong công tác phục vụ nhân sinh.
Giúp đỡ cộng đoàn

Bất kể gian nan hiểm nguy


Phút nghĩ ngơi


( những hình ảnh Hướng Đạo Sinh Việt Nam trước 1975.Ảnh sưu tầm )

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

TRẠI HÈ ĐÀ LẠT 2014 : ANH EM TA VỀ...

 Sáng Thứ Hai ngày 02/6 đoàn sẽ từ biệt Thành Phố Đà Lạt để trỡ về với quê nhà
 Một Thành Phố với mỗi buổi sáng mù sương tuyệt đẹp

Chuẩn bị ...
Cho buổi lễ chia tay...




Các Trưởng nói lời tạm biệt
 Linh mục Đa Minh Nguyễn Đức Bình,OP ( Gấu Tận Tâm ).Tổng Tuyên Uý HĐS Công Giáo Việt Nam
Trưởng Nguyễn Xuân Tăng,cựu Đạo phó Đạo Lâm Viên
Linh Mục  Chánh xứ Thiện Lâm : Giuse Trần Minh Tiến có đôi lời cảm tưởng về những ngày vui có đoàn đến đây sinh hoạt cùng Ngài
Đạo Trưởng Đạo Vũng Tàu :Trưởng Đặng Thanh Long trong lời cảm ơn đáp từ
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần (nè) 1-2-3-4-5
Anh em ta về cùng nhau ta xum họp nè 5-4-3-2-1
1...Đều chân bước nhé !
2...Quay nhìn nhau đi,
3...Cầm tay chắc nhé ! không muốn ai chia lìa,
4...Nhớ rằng chúng ta: bốn bể anh em một nhà,
5....Giữ mãi tình này trong câu ca.
Mua sắm đặc sản địa phương trước khi rời Đà Lạt


Ai uống sữa đậu nành nóng thì giơ tay lên !
Hấp dẫn quá đi chứ !
Thấy em một mình,chụp vậy thôi
Lát nữa anh về chốn xa xôi...
Ế quá các bác ơi !
 Nghe đồn xứ Đà Lạt đi xe đạp không cần bộ xích líp ,cứ dắt bộ lên dốc rồi lại thả cho xe chạy xuống....
Cà phê đá Đà Lạt giá khủng : 55.000 đồng/ly !
 Nhà Thờ Chánh Toà Đà Lạt
Còn gọi là Nhà Thờ Con Gà

 Hồ Xuân Hương,phía xa là Cà phê Thuỷ Tạ
 Ghé qua Thiền Viện Trúc Lâm một chút...
 Trong lúc mọi người đi tham quan Thiền Viện thì các anh chị Tráng đứng làm duyên làm dáng trước ống kính...

 có anh khách lạ đi lui đi tới...
 Chúc mừng chuyến đi thành công tốt đẹp
Anh Lê Hoàng một tay máy trong Hội Nhiếp Ảnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đi theo với đoàn .
 Lên đường !
 Tạm biệt Đà Lạt
 Ghé dùng cơm trưa tại Bảo Lộc
 và Cà phê Tâm Châu
Chúc Trưởng ngũ ngon

Hình ảnh : Lương Hữu Phước